Những món ăn từ cá thơm ngon lạ miệng của núi rừng Tây Nguyên

Những món ăn từ cá thơm ngon lạ miệng của núi rừng Tây Nguyên
3 phút, 33 giây để đọc.

Cá là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt; vì do yếu tố địa hình nước ta nhiều biển và sông suối; ao hồ. Đồng thời cá còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khá dễ ăn nên nhiều thực khách yêu thích. Tuy nhiên ít ai biết được rằng ở nơi núi rừng Tây Nguyên lại có các món ăn từ cá không chỉ mang hương vị thơm ngon độc đáo; mà còn mang đậm bản sắc văn hóa khu vực miền núi của nước ta.

Tây Nguyên nổi danh là khu vực thiên nhiên rừng núi hùng vĩ sánh đôi cùng đất đỏ bazan; và những rừng cà phê bạt ngàn. Vì lẽ đó cá ở khu vực này đều là các loài cá nước ngọt sinh sôi ở sông suối; nên thịt mang hương vị rất riêng. Tùy từng khu vực mà những món ăn từ cá được chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ khác nhau; nhưng độc đáo ở điểm nền ẩm thực Tây Nguyên vẫn mang đậm những nét tinh túy của núi rừng hoang sơ; nên vị ngon rất lạ miệng và đặc sắc. Do đó khi ghé thăm Tây Nguyên đại ngàn xanh mát; thực khách nhất định phải thử qua những món ăn từ cá độc đáo nhất sau đây.

Độc lạ ngon miệng những món ăn từ cá ở Tây Nguyên

Bánh canh cá dầm

Không phải xứ biển nhưng món bánh canh cá dầm vẫn nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột mà bạn không nên bỏ qua. Sức hút của món ăn nằm ở vị nước dùng ngọt, chua cay và những miếng cá thu chắc thịt, thơm nức.

Khi nghe qua cái tên, nhiều người sẽ nghĩ bánh canh nấu cùng với loại cá mang tên “dầm”. Nhưng thử qua mới biết cá trong tô bánh canh là cá thu. Khách thường dầm nát cá ra trước khi ăn nên món có tên như vậy.

Cá được làm kỹ trước khi nấu cùng với nước lèo nên không có mùi tanh khi ăn. Ngoài cá thu là nguyên liệu chính, một tô đầy đủ còn có thêm chả, bao tử cá hoặc giò heo theo yêu cầu của khách. Giá cả cũng vì vậy mà dao động.

Cá bống thác kho riềng

Ở Tây Nguyên, cá bống thường thấy ở những ngọn thác. Theo người địa phương, cá cũng chỉ sống được ở môi trường này. Cá bống sau khi mang về và sơ chế sẽ được ướp chút muối để thịt cứng hơn. Sau đó sẽ trộn chung với riềng giã nhỏ.

Người ta thường nấu cá trong những nồi đất, trên ngọn lửa vừa. Khi riềng và cá tỏa mùi thơm ngào ngạt cũng là lúc đầu bếp bắt đầu nêm nếm các loại gia vị cho vừa ăn. Món này ngon nhất khi ăn kèm với cơm trắng hoặc cơm lam, thích hợp cho các bữa ăn chính.

Gỏi cà đắng cá cơm

Trái cà có vị đắng giống cà pháo nhưng nhỏ hơn, có gai và màu xanh sọc đốm trắng. Cà được người đồng bào gọi là Prền Bơtang, Sơre Prền, Đưng Prền, người miền xuôi gọi là cà đắng. Đây là một loại cây dại mọc nhiều trong rừng, thường được đồng bào Ê đê, K’Ho hay Chu Ru mang về trồng trong vườn nhà, có trái quanh năm.

Người dân Buôn Mê Thuột thường dùng trái cà đắng để chế biến thành nhiều món ăn, trong đó phải kể đến món gỏi với cá cơm.

Cà sau khi hái và rửa sạch sẽ xắt lát mỏng vừa ăn. Để giữ màu trắng và khử bớt vị chát, người ta thường đem ngâm cà trong nước có pha nước cốt chanh. Trước khi móc ruột và tách lấy xương, cá cơm cũng được ngâm trong nước ấm vài phút cho mềm. Sau đó, cá sẽ được rang sơ trên chảo cho dậy mùi.

Hỗn hợp trên sẽ được trộn với nhau cùng với nước cốt chanh. Tùy vào khẩu vị của mỗi người sẽ gia giảm gia vị sao cho vừa ăn. Món sẽ mất ngon nếu thiếu chén nước mắm pha chua ngọt.

Theo vnexpress

Kim Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.