Món ăn ngày tết của người Trung Quốc

Món ăn ngày tết của người Trung Quốc
4 phút, 59 giây để đọc.

Tết Nguyên Đán cũng là dịp tết chính của người Trung Quốc như Việt Nam. Vậy món ăn ngày tết của Trung Quốc có khác với Việt hay không?” thì tìm hiểu ngay nhé!

Tết Nguyên Đán Trung Quốc còn được gọi với tên Lễ hội mùa xuân – lễ hội truyền thống. Ẩm thực Trung Hoa rất phong phú, đa dạng nên sẽ có mỗi cách đón năm mới khác nhau ở mỗi hộ gia đình. Thế vậy, các món ăn truyền thống ngày Tết đa số đều giống nhau. Vậy những món ăn ngày tế của người Trung Quốc là gì?

Món ăn ngày tết – Sủi cảo

Sủi cảo là món ăn lâu đời của người Trung Quốc; và nó là món ăn Tết truyền thống của người dân Trung Hoa không thể thiếu tại bữa ăn giao thừa và mồng 1 đầu năm.

Sủi cảo gói theo dạng thỏi mang ý nghĩa mang đến tiền bạc và tài lộc cho gia đình; thế nên càng ăn nhiều sủi cảo sẽ gặp may mắn trong năm mới.

Sủi cảo thường có nhân thịt và rau. Món sủi cảo được yêu thích nhiều là thịt xay, tôm, cá, thịt gà băm, thịt bò và rau. Có thể luộc, hấp, rán và nướng tùy thích.

Trong lễ hội mùa xuân, người Trung Quốc không ăn sủi cảo nhân dưa cải; vì nó ám chỉ một tương lai nghèo nàn và vất vả. Thay vào đó, họ sẽ nhồi tỏi để tượng trưng cho sự giàu có lâu dài; hoặc nhân thịt bắp cải đặc trưng trong mùa đông có nghĩa là trăm tài và phú quý.

Ngoài ra, người nặn sủi cảo cũng phải hết sức tinh tế, bánh càng nhiều nếp gấp càng tốt; vì nếu vỏ bánh quá phẳng sẽ thể hiện sự nghèo khó.

Bên cạnh đó, một số người Trung Quốc còn cho một sợi dây trắng; vào trong sủi cảo để nếu ăn phải sẽ được sống lâu; số khác sẽ cho đồng xu vào, nếu cắn phải thì sẽ trở nên giàu có trong năm tới.

Món ăn ngày tết – Bánh gạo

Sẽ thật là thiếu sót nếu nhắc đến những món ăn ngày tết của người Trung Quốc mà bỏ qua bánh gạo.

Ban đầu, để tưởng nhớ Wu Zixu, người dân Tô Châu đã làm bánh gạo trong Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên sau đó, do thấy nó có sự đồng âm với “nian nian gao” – có nghĩa là công việc; và cuộc sống của người dân được cải thiện qua từng năm; nên nó bỗng trở nên phổ biến trên khắp đất nước.

Niên cao thường được hấp bằng gạo nếp hoặc bột gạo, gồm có ba màu: đỏ, vàng, trắng tượng trưng cho vàng và bạc.

Món ăn ngày tết – Mì dài

Mì dài hay còn được gọi là mì trường thọ; đây là món ăn phổ biến của Trung Quốc không chỉ được sử dụng trong ngày sinh nhật; mà còn được yêu thích trong cả những ngày Tết để cầu chúc sống lâu trăm tuổi.

Điểm đặc trưng của mì trường thọ là sợi mì rất dài, và người ăn khi thưởng thức thì nên ăn liền một mạch hết một sợi mì đầu tiên để thể hiện cuộc sống sẽ được trọn vẹn, không bị đứt quãng. Món ăn này ngày nay đa phần được người lớn tuổi ở Trung Quốc ăn trong dịp Tết.

Món ăn ngày tết – Chả giò

Nói đến chả giò có lẽ nhiều người cảm thấy khá quen thuộc; vì nó chính là một món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Tuy nhiên, dù cùng tên gọi, nhưng cách chế biến của 2 nước lại hoàn toàn khác nhau.

Trong khi người Việt sử dụng bánh đa nem làm từ bột gạo phơi khô cuốn nhân thịt; và rau củ bên trong thì người Trung Quốc lại sử dụng những tấm bột mỏng cuộn rau; thịt hoặc nhân ngọt thành từng cuộn hình trụ và chiên cho đến khi vàng giòn. Nói cách khác nó chính là món dimsum kiểu Quảng Đông đấy nhé.

Món ăn ngày tết – Bánh gạo nếp

Theo quan niệm của người Trung Quốc, gạo nếp có ý nghĩa là đoàn tụ; viên mãn và ngọt ngào, ăn gạo nếp vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ mang ý nghĩa cầu toàn, giàu có và quyền lực.

Có nơi người ta ăn cơm gạo nếp, song đa phần là sẽ dùng bột nếp nặn thành hình tròn; thể hiện sự vẹn toàn và nấu chín, trông khá giống với món chè trôi nước; mà chúng ta hay ăn trong Tết Nguyên Tiêu hay Tết Hàn Thực đấy nhé.

Món ăn ngày tết – Cá

Chế độ ăn ngày Tết của người Trung Hoa rất chú trọng đến ý nghĩa tốt đẹp; vì vậy, tất nhiên không thể thiếu cá được rồi.

Song, không phải loại cá nào sử dụng cũng dược bì nó còn phụ thuộc vào việc phát âm có điềm lành hay không. Một số loại cá thường được dùng trong ngày Tết là: cá diếc có chữ “diếc” đồng âm với chứ “ji” có nghĩa là tốt lành; cá chép có phát âm khá giống “li” nghĩa là may mắn, cá da trơn có “catfish” và “nianyu” được phát âm giống nhau; nên thể hiện sự dư dả hay cá hồi thể hiện sự phú quý…

Đọc thêm nhiều vài viết tại đây.

Nguồn: luhanhvietnam

Phạm Diểm

Tác giả

Phạm Diểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.