Chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng trong mùa dịch

Chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng trong mùa dịch
4 phút, 51 giây để đọc.

Quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn ở độ tuổi càng cao; điều đó dẫn tới dẫn tới các cơ quan; chức năng bị suy giảm như tim mạch; hệ tiêu hóa; hệ niệu;…khiến cho sức khỏe bị có nhiều thay đổi; đặc biệt là việc hấp thụ các chế độ dinh dưỡng.

Nếu gia đình và bản thân của người cao tuổi biết cân bằng và đảm bảo được chế độ ăn uống thì không chỉ duy trì được sức khỏe tốt dẻo dai; mà còn giữ được tinh thần lạc quan.

Những thực phẩm cho người cao tuổi cần được bổ sung trong mùa dịch

Tất nhiên rằng, chế độ ăn uống hay bổ sung dinh dưỡng cho các độ tuổi sẽ khác nhau theo giai đoạn; đặc biệt là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình chăm sóc người cao tuổi. Một chế độ ăn uống đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng được phân bổ hợp lý; sẽ giúp cho người cao tuổi ngăn ngừa được các bệnh mạn tính như vấn đề tim mạch; thừa hay thiếu cholesterol; cao huyết áp;…Các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng không chỉ giúp cho người cao tuổi sức khỏe tốt; mà còn tăng cường khả năng miễn dịch các loại bệnh.

Trong mùa dịch bệnh, thực đơn cho người cao tuổi cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, nhóm rau xanh quả chín. Trong đó, cần lưu ý nên bổ sung các loại thực phẩm: chất béo lành mạnh, chất béo tốt cho sức khỏe như các loại hạt, quả bơ, cá béo và dầu thực vật…, đặc biệt là dầu ôliu. Cần hạn chế tối đa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt…) rất giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim; Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, hoa quả giúp ngăn ngừa táo bón, cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể, duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim; Protein từ các loại đậu, trứng, thịt gà, cá và thịt nạc cũng như các loại hạt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống

Ngoài ra, nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao miễn dịch bao gồm: vitamin A; C; E; một số vi chất sắt, kẽm, vitamin D. Các vi chất dinh dưỡng này có trong rau củ, trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ… Vitamin D thường ít có trong thực phẩm, mà phải bổ sung dạng chế phẩm hay tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Nếu có thể, nên bổ sung 1 viên đa vitamin khoáng chất/ngày để nâng cao miễn dịch. Uống sữa, sữa chua 1-2 ly/ngày cũng cung cấp thêm protein, canxi, vi chất cho cơ thể.

Ngoài ra, người cao tuổi nên tích cực bổ sung đủ nước cho cơ thể; khoảng 1,5 – 2 lít/ngày để cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Nên uống nước ấm ngay sau khi ngủ dậy và uống nước theo nhu cầu trong ngày.

Những điều cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình và cho người cao tuổi, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh. Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, khi chế biến cần nấu chín kỹ. Với món ăn riêng cho người cao tuổi, nên nấu mềm, dễ tiêu như súp, cháo thịt, các món hầm…

Khi ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp làm giảm áp lực cho dạ dày và giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Người cao tuổi nên chia 3 bữa ăn chính xen kẽ 2-3 bữa phụ; đồng thời khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với những người cao tuổi mắc thêm bệnh đái tháo đường. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calo và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no vào bữa tối dẫn đến đầy bụng trướng hơi.

Hạn chế rượu bia

Nhiều người cao tuổi thường có thói quen uống rượu gừng; rượu ngâm thuốc để chống lạnh; tuy nhiên, các loại đồ uống có cồn; đặc biệt là rượu có thể gây giãn mạch; khi ra ngoài lạnh rất nguy hiểm. Nếu cần thiết bổ sung, chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ, dưới 30ml/ngày. Tuyệt đối nên hạn chế rượu bia theo khuyến cáo dành cho người cao tuổi.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, người cao tuổi nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh. Tập thể dục vừa sức khoảng 60 phút mỗi ngày. Buổi tối không ngủ muộn sau 22h nhưng cũng không nên đi ngủ quá sớm để có được giấc ngủ sâu từ 11h đêm đến 3 giờ sáng; đây là thời gian cho các cơ quan bộ phận nghỉ ngơi đồng thời cũng là thời gian cơ thể thải độc; tái tạo tế bào sẽ giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe ổn định, tăng tuổi thọ.

Đọc nhiều tin tức về ẩm thực dinh dưỡng hơn tại: Du lịch- Ẩm thực

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.