Tổng hợp 3 nhóm dưỡng chất giai đoạn cuối thai kỳ

Tổng hợp 3 nhóm dưỡng chất giai đoạn cuối thai kỳ
3 phút, 44 giây để đọc.

Khi mang thai tuần thứ 40, mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng và hoàn thiện các bộ phận khác nhau trước khi chào đời.

Trong số các chất dinh dưỡng này, sắt và axit folic, axit béo omega 3, vitamin; là những chất mẹ cần bổ sung hàng ngày. Hãy cùng Nof tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Sắt và axit folic

Theo các chuyên gia, sắt giúp hemoglobin và hồng cầu mang oxy từ mẹ sang thai nhi. Axit folic góp phần vào quá trình chuyển hóa protein, glucose và lipid; đặc biệt sản xuất axit nucleic là cơ sở di truyền của nhân tế bào.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và axit folic tăng lên khoảng ba lần. Nên đôi khi chỉ riêng khẩu phần ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của mẹ bầu. 

Vì vậy, mẹ cần bổ sung sắt và axit folic ngay từ ngày đầu của thai kỳ. Đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ, lượng máu tăng vọt; khiến mẹ bầu phải bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể.

Đối với mẹ bầu bình thường, mỗi ngày cần bổ sung khoảng 30 mg sắt II và 600-1000 mcg axit folic. Để hấp thu sắt tốt nhất, các mẹ nên uống sau bữa ăn 1-2 giờ; tăng cường sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ làm giảm hấp thu sắt…

Axit béo

Hiệp hội An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến nghị: Trong quá trình mang thai, mỗi ngày người mẹ cần bổ sung 350-450mg EPA và DHA (hai chất thuộc nhóm axit béo omega 3). Vào giai đoạn cuối thai kỳ, lượng này có thể tăng hơn; nhằm đáp ứng nhu cầu để hình thành 70% não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

Nếu không bổ sung đủ, thai nhi sẽ lấy omega 3 từ nguồn dự trữ của người mẹ; từ đó gây những bất ổn cho sức khỏe người mẹ giai đoạn này. Các dẫn chứng cho thấy, nguồn dự trữ omega 3 trong não nếu bị thiếu hụt sẽ làm mất 3% tế bào não. Đồng thời làm tăng chứng trầm cảm, tăng khả năng sinh non và một số vấn đề khác.

Các chuyên gia cũng phân tích, omega 3 là một loại axit béo chưa bão hòa thiết yếu của cơ thể. Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất omega 3 mà cần cung cấp từ các nguồn bên ngoài, thông qua thức ăn và thực phẩm chức năng. Các thực phẩm chứa omega 3 như cá hồi, cá trích, hạt lanh, dầu đậu nành; nhưng để bổ sung đủ lượng, người mẹ cần cung cấp thêm thông qua thực phẩm chức năng dành riêng cho bà bầu.

Vitamin

Vitamin là nhóm chất không thể thiếu trong giai đoạn mang thai bà mẹ cần cung cấp đủ. Vitamin không những giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng mà còn phòng tránh được nhiều bệnh.

Các vitamin cần thiết như vitamin A, C, D. Theo nghiên cứu mới của Mexico cho thấy; việc bổ sung vitamin C trong thời gian mang bầu có thể làm giảm tỷ lệ sinh non ở phụ nữ. Hoạt chất này giúp làm tăng sức bền của màng ối và nhờ đó giảm nguy cơ vỡ ối sớm; thủ phạm khiến nhiều trẻ bị đẻ non.

Vitamin A có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong, gây khô mắt; có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị.

Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hoá glucid. Các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm; do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt.

Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau xanh; các thực phẩm giàu vitamin D là cá hồi, cá thu, cá trích, lòng đỏ trứng gà và sữa…

Theo Preiq

Nguyễn Quỳnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.