Bà bầu có nên ăn hải sản hay không?

Bà bầu có nên ăn hải sản hay không?
4 phút, 25 giây để đọc.

Tuy nhiên, có nhiều tài liệu khẳng định hải sản chứa một lượng lớn thủy ngân; gây hại cho thai nhi khi tiêu thụ. Vậy bà bầu nên ăn hải sản như thế nào là đúng cách? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nof nhé.

Thủy ngân là một kim loại (chất lỏng) tồn tại trong môi trường của chúng ta. Khi thủy ngân hòa tan trong nước, thực vật và động vật hấp thụ thủy ngân qua da và thực phẩm chúng ăn.

Hầu hết các loại hải sản đều chứa thủy ngân và hầu như không có sự khác biệt. Thông thường, cá lớn tiêu thụ nhiều thức ăn hơn; nên chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn cá nhỏ. Ngoài ra, cá lớn thường ăn cá nhỏ, dẫn đến lượng thủy ngân trong cơ thể cao.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bà bầu ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Thì thủy ngân sẽ đi vào nhau thai, từ đó làm giảm sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của thai nhi.

Ngay cả các kỹ năng nhận thức như trí nhớ, sự chú ý, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và thị giác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, bà bầu cần đặc biệt lưu ý khi ăn hải sản; nhất là các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.

Mẹ bầu ăn hải sản như thế nào cho hợp lý

Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh chỉ ra rằng: Phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất; giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân.

Do vậy, mặc dù có nhiều khuyến cáo về việc ăn hải sản đối với phụ nữ mang thai; nhưng nó thực sự cần thiết đối với thai phụ.

Để bổ sung hải sản hợp lý, mẹ bầu nên chú ý một số vấn đề sau:

– Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá nước ngọt, ốc… và một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt; phòng chứng thiếu máu ở bà bầu như: sò, tôm, cá mòi, trai…

– Một tuần chỉ nên ăn khoảng 340 gram hải sản.

– Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ (nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp)

– Các loại hải sản này cần được vệ sinh diệt khuẩn, trước khi chế biến và cần được nấu chín trên 1000

– Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé.

– Cần hạn chế, tốt nhất là không ăn các loại gỏi cá, sush. Bởi các món ăn này có chứa cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli; sán nên có thể gây ngộ độc.

– Cần chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng. Thai phụ không nên mua những loại cá (tôm, cua…) đã được chế biến sẵn, vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.

– Thận trọng khi ăn các loài cá chứa hàm lượng thuỷ ngân cao bao gồm cá mập, cá ngừ xanh, cá kiếm, cá kình, cá thu, cá đuối, cá bơn, cá tuyết, cá chẻm (cá Barramundi), cá cam roughy, cá chỉ vàng…

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng khác của bà bầu

Khi mang thai nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn mức bình thường. Vì nhu cầu này, ngoài việc cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của mẹ, sự tăng về khối lượng của tử cung. Còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.

Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng theo đúng chuẩn. Ngoài 3 bữa chính, mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn thêm từ 2 đến 3 bữa phụ nhỏ mỗi ngày; và tuyệt đối không nên bỏ bữa.

Trong chế độ ăn, mẹ phải đặc biệt lưu ý bổ sung những hoạt chất quan trọng cần thiết trong quá trình mang thai; chẳng hạn như Sắt, Acid folic, Canxi, Kẽm, Iot, Vitamin A, B, C. Đặc biệt những dưỡng chất giúp phát triển não trẻ như DHA, nếu được bổ sung hàng ngày 1 lượng gần 80mg ; tương đương với 1 lượng thức ăn lớn như 8 con tôm to, gần 4 quả trứng ngỗng hay 120g cá hồi.

Tuy nhiên trên thực tế, khẩu phẩn ăn hàng ngày thường không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người mẹ. Do vậy việc bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt các vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng qua các loại viên uống là cần thiết. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người mẹ; cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Vậy nên, việc này được khuyến cáo nên bắt đầu sớm thậm chí trước khi có thai 3 tháng và kéo dài kể cả sau khi sinh.

Theo Preiq

Nguyễn Quỳnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.