Mách mẹ cách giảm cân cho trẻ an toàn, hiệu quả tại nhà

Mách mẹ cách giảm cân cho trẻ an toàn, hiệu quả tại nhà
3 phút, 43 giây để đọc.

Thừa cân béo phì ở trẻ đang là thực trạng phổ biến được quan tâm trên thế giới. Đây là vấn đề không chỉ gây ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ; mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ về mặt sức khỏe cũng như tinh thần. Vậy làm cách nào để giảm cân cho trẻ an toàn? Bài viết sau đây của nof.vn sẽ chia sẻ đến mẹ cách giảm cân cho trẻ an toàn; hãy cùng theo dõi để cải thiện cân nặng cho con của hiệu quả nhé!

Giảm bớt nguồn thực phẩm trong chế độ ăn

Khi trẻ bị thừa cân, béo phì, mẹ nên giảm bớt chế độ ăn cho con. Tuy nhiên, giảm chế độ ăn cần thực hiện đúng cách, không phải là cắt bỏ bớt bữa sáng hay tối; mà cần giảm bớt lượng thức ăn nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho con. 

Mẹ nên giảm bớt chế độ ăn cho con theo nguyên tắc sau:

  • Giảm bớt ¼ lượng cơm hằng ngày và lượng thức ăn, nhưng không được giảm rau.
  • Giảm bớt đồ ăn vặt, nếu bình thường cho con ăn đầy đủ các món sữa chua, bánh gạo, váng sữa;….thì nay chỉ nên cho con ăn ngày 1 món.

Kiểm soát chất béo và lượng đường trong thức ăn

Nhiều mẹ nghĩ rằng con tăng cân là do chất béo nên sẽ cắt giảm chất béo trong khẩu phần ăn; điều này khiến trẻ chậm tăng chiều cao, da kém mịn màng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Do cơ thể trẻ không nhận đủ các vitamin (vitamin A,D,E,K) tan trong chất béo có vai trò bảo vệ. 

  • Tốt nhất mẹ nên chế biến các món ăn bằng chảo không dính và dùng lượng chất béo ít; vừa đủ để món ăn ngon.
  • Cắt giảm món ăn ngọt (bánh, kẹo, sô cô la, nước ngọt,…) bằng cách không dự trữ chúng trong nhà.

Giảm bớt khẩu phần ăn trong bữa chính

Trẻ thừa cân, béo phì thường bị cắt giảm lượng cơm, nhưng mẹ thường không kiểm soát lượng thức ăn; trong quá trình chế biến, thực phẩm dùng làm các món ăn được ướp với đường, mật ong;…sau đó chế biến với dầu mỡ,…một số món còn ăn kèm với hành mỡ, mayonaise, nước sốt,…Vì vậy, năng lượng từ các món ăn ó thể cao hơn cơm trắng gấp nhiều lần làm trẻ tăng cân nhanh.

Cho trẻ ăn món canh ít năng lượng

  • Canh rau hoặc canh bí, bầu, sẽ ít năng lượng hơn canh khoai, canh nui, miến;…đặc biệt không được cho ăn mì thay canh.
  • Dùng nấm hoặc tôm tươi, tôm khô để nấu canh, không dùng xương, đuôi heo, giò heo,…

Bổ sung trái cây ít năng lượng

Trái cây ít năng lượng thường có vị ngọt thanh và nhiều nước như: Thanh long, dưa hấu, lê, táo, quýt ngọt, cam ngọt. Những loại trái cây giàu năng lượng cần hạn chế cho trẻ như: Chuối, trái bơ, xoài, mít, sầu riêng, nho Mỹ và các loại trái cây khô.

Xây dựng chế độ ăn tiệc thông minh

Khi ăn tiệc sẽ rất khó kiểm soát lượng thực phẩm trẻ ăn vào; vì vậy, hãy xây dựng chế độ giảm ăn tại nhà trước hoặc sau khi cho trẻ đi ăn tiệc. 

Ví dụ

  • Buổi chiều đi ăn tiệc, thì trong bữa ăn trưa cho trẻ ăn món ít năng lượng như 1 tô cháo cá, nui hoặc miến nấu với tép bạc, bánh canh nấu với ít thịt nạc,….ăn thêm trái cây ít năng lượng nếu trẻ than đói.
  • Nếu là tiệc tại nhà, hãy chọn thực đơn có nhiều rau và các món ăn chính ít năng lượng (lẩu cá, súp, ..); hạn chế chọn các món lăn bột chiên, chiên ngập dầu, các món ăn kèm nước sốt hoặc cơm chiên.

Chọn sữa dành riêng cho trẻ thừa cân, béo phì

Trẻ thừa cân, béo phì cần được giảm cân, nhưng vẫn cần tăng chiều cao tốt; hãy chọn loại sữa đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Năng lượng thấp (bằng ½ năng lượng sữa bình thường).
  • Ít béo. 
  • Hàm lượng chất xơ cao.
  • Hàm lượng đạm, vitamin A, vitamin D, canxi, ma nhê; kẽm và I-ốt bằng hoặc cao sữa dành cho trẻ bình thường.  

Nguồn: nutifood.com.vn

Châu Sen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.