Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì mà mẹ nên biết

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì mà mẹ nên biết
4 phút, 0 giây để đọc.

Hiện nay tình trạng béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng, đây là nguyên nhân gây ra đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid và tăng huyết áp. Do đó, khi trẻ bị béo phì mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con thật hợp lý để hạn chế những tác hại xấu xảy ra khi con trưởng thành. Sau đây nof.vn sẽ chia sẻ đến mẹ chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì để mẹ chăm sóc sức khỏe cho con được tốt nhất nhé!

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì

Trẻ bị thừa cân béo phì cần có chế độ ăn uống thật hợp lý, đa dạng.

  • Tăng cường bổ sung rau, cá và hải sản, cắt giảm thực phẩm giàu chất béo, đường ngọt, glucid phức hợp (ngũ cốc thô).
  • Cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, không ăn sau 20 giời, ăn nhiều vào buổi sáng và buổi trưa, giảm ăn vào buổi tối.
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều, lượng thức ăn tiêu thụ cần phù hợp với từng lứa tuổi, không cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói, vì khi trẻ quá đói sẽ ăn nhiều hơn mức thường gây tích tụ lượng mỡ nhanh hơn.
  • Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các món xào, rán, thay vào đó, nên bổ sung các món luộc, hấp.
  • Không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt có gas và thức uống nhiều đường, thay vào đó nên bổ sung đủ nước hằng ngày.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, hamburger, gà rán, mì tôm, kem, bánh kem, socola và bánh ngọt.
  • Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhiều rau

Thay vì ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, mẹ nên bổ sung cho con các thực phẩm giàu chất xơ. Với chế độ dinh dưỡng như sau:

Giờ Thứ 2, 5 Thứ 3, 6, CN Thứ 4, 7
7 giờ ½ bánh mì

30g giò lụa

100g dưa chuột

120ml sữa chua đậu tương

Phở thịt gà

100g bánh phở

30g thịt gà

5g hành

120ml sữa chua đậu tương

Súp khoai tây

100g khoai tây

30g thịt bò

Bắp cải

Dầu ăn 2,5g

120ml sữa chua đậu tương

11 giờ Cơm 1 bát lưng

70g cá kho

200g rau muống luộc

200g dưa hấu

Cơm 1 bát lưng

Thịt sốt cà chua

50g thịt lợn nạc

50g cà chua

200g bắp cải luộc

100g cam

Cơm 1 bát lưng

70g thịt gà rang

Canh bí nấu tôm

100g bí xanh

10g tôm

2,5g dầu ăn

200g dưa chuột

14 giờ 200ml sữa đậu nành không đường 200g sữa tươi không đường 200g sữa bột tách béo
18 giờ Cơm 1 bát lưng

Đậu phụ thịt hấp viên

100g đậu phụ

30g thịt nạc

Canh cua mồng tơi

30g cua

100g mồng tơi

1 quả chuối

Cơm 1 bát lưng

Thịt bò xào giá

50g thịt bò

100g giá đỗ

3g dầu ăn

Canh cà chua nấu tôm

50g cà chua

10g tôm

100g quýt

Cơm 1 bát lưng

50g tôm rang

3g dầu ăn

200g đậu luộc

200g đu đủ

Giá trị dinh dưỡng Năng lượng: 1040Kcal

Protein: 50,3g (18%NL)

Lipid: 20,8g (14%NL)

Năng lượng: 1070Kcal

Protein: 48,2g (17%NL)

Lipid: 21,3g (14%NL)

Năng lượng: 1060Kcal

Protein:51,2g (18%NL)

Lipid: 24,1g (16%NL)

Bố mẹ nên rèn luyện thói quen cho con

Bố mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực.

  • Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ đến trường, leo cầu thang và chơi với em nhỏ,…
  • Tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30 – 60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Bố mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động.
  • Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.
  • Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.
  • Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Châu Sen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.