Siêu lòng trước những món hủ tiếu miền Nam thử một lần là ghiền

Siêu lòng trước những món hủ tiếu miền Nam thử một lần là ghiền
3 phút, 54 giây để đọc.

Hủ tiếu vốn dĩ là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu và Phúc Kiến; du nhập vào nước ta vào cuối thế kỷ 17. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử; món ăn này đã dần trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của nước ta. Đặc biệt những món hủ tiếu miền Nam đã vang danh trong và ngoài nước. Thậm chí không ít nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng thế giới Gordon Ramsay cũng đã dành nhiều lời khen cho hương vị của món ăn này.

Ngày nay cùng với sự du nhập của nhiều văn hóa; thực khách cũng có sự thay đổi khẩu vị khác nhau. Tùy theo bản sắc và môi trường từng địa phương mà món hủ tiếu miền Nam cũng được biến tấu đa dạng hơn; dần trở thành món ăn mỹ vị được ưa chuộng; đặc biệt đa phần người dân Sài Gòn không ai mà không thích những món hủ tiếu này. Tưởng tượng tiết trời dù nóng bức hay se lạnh thì một bát hủ tiếu đầy đủ thịt rau cũng đã tỏa ra hương thơm hấp dẫn khó cưỡng. Vì lẽ đó; không chỉ giới lao động khoái khẩu mà ngay cả những nhà hàng nổi tiếng cũng thêm món hủ tiếu miền Nam vào thực đơn.

Hủ tiếu miền Nam tinh hoa của nền ẩm thực Việt

Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt.

Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Nguyên liệu đầy đủ của một bát gồm thịt lát, thịt băm, xương, gan heo và tôm. Các thành phần phụ là giá sống, hành phi, chanh, ớt và nước tương.

Cách ăn truyền thống là chan nước dùng nhưng bạn cũng có thể thử ăn khô. Lúc này, sợi bánh được trộn nước tương, giấm, đường sau đó bỏ thêm hành, tiêu, trứng. Làm như vậy, hương vị thường đậm đà và ngọt hơn hẳn. Một số nơi còn bổ sung thêm tôm thẻ, lòng heo, thịt bò viên.

Hủ tiếu Sa Đéc

Không nổi tiếng bằng hai loại Nam Vang và Mỹ Tho nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn là món ngon có hương vị đặc biệt. Loại bánh ở đây mềm, không bị bở, dai và chua. Nước dùng nấu từ xương heo và các nguyên liệu khác gồm thịt nạc băm, chả, tim gan, hành lá, ngò và tăng xại, một loại cải đặc trưng của người Hoa.

Ngoài ra, món này còn được ăn khô. Khi đó phần bánh đặt cuối cùng, bên trên xếp tim, gan, lòng heo, tôm, thịt bằm sau đó rưới một chút nước tương hấp dẫn.

Hủ tiếu sa tế

Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.

Thành phần một bát gồm thịt bò, giá, khế chua… Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, vừng rang… tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả bát để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.

Hủ tiếu cá

Sợi bánh của món này dày gấp đôi sợi phở. Cá lóc tươi mua về làm sạch sau đó xắt lát. Nước dùng nấu từ xương ống heo, loại có tủy để có vị ngọt và trong. Một tô đầy đủ gồm thịt cá chần chín, tỏi phi, tóp mỡ, hành phi, lá hẹ và các loại rau sống như xà lách, giá, ớt.

Các nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng và chế biến khéo léo nên có vị ngon hấp dẫn. Thịt cá chắc, béo. Nước dùng ngọt thanh, xen lẫn vị cay nhẹ của tiêu.

Theo vnexpress

Kim Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.