Mách mẹ cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Mách mẹ cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
5 phút, 41 giây để đọc.

Trẻ chập chững bước đi là giai đoạn cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu; xây dựng những kỹ năng lớn lên cho bé. Tùy vào từng độ tuổi mà trẻ sẽ có những chế độ dinh dưỡng riêng biệt; do đó, bố mẹ cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con thật phù hợp Sau đây nof.vn sẽ chia sẻ đến bạn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật hợp lý, hãy cùng theo dõi nhé để chăm sóc con một cách toàn diện nhất nhé!

Chế độ dinh dưỡng lý tưởng nhất dành cho trẻ là đảm bảo cung cấp đầy đủ ngũ cốc, rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa và thịt nạc (cùng một số năng lượng trong chất béo và đồ ngọt). Bạn có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ chập chững biết đi như sau:

Bổ sung các loại ngũ cốc

Ngũ cốc gồm hai loại – ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế.

  • Ngũ cốc nguyên hạt chứa toàn bộ nhân của hạt và có nhiều chất xơ, sắt và vitamin B. Bao gồm: Bột lúa mì và bánh mì nguyên hạt, lúa mì vỡ hạt, bột yến mạch, bột ngô nguyên hạt, gạo lứt, lúa mì và mì sợi.
  • Ngũ cốc tinh chế đã được sản xuất để giúp chúng có một kết cấu tốt hơn và lâu hư hơn. Ngũ cốc tinh chế bao gồm bột mì và bánh mì trắng, gạo trắng và hầu hết các loại mì ống.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo, ngũ cốc nguyên hạt nên chiếm ít nhất một nửa tổng lượng ngũ cốc mà bạn dùng.

Trẻ chập chững biết đi cần ít nhất khoảng 44g ngũ cốc mỗi ngày.

Cứ 28g hạt ngũ cốc tương đương với một lát bánh mì, 1 ly ngũ cốc pha sẵn hoặc 1/2 chén mì ống hoặc ngũ cốc nấu chín.

Ví dụ về lượng ngũ cốc hàng ngày

  • 1/2 ly ngũ cốc cho bữa ăn sáng, một lát bánh mì cho bữa trưa.
  • 1/2 ly (tức một gói) bột yến mạch cho bữa ăn sáng, 3 miếng bánh quy lúa mì nguyên chất cho bữa ăn nhẹ.
  • 1 bánh kếp đường kính khoảng 7,6cm (~3 inch) cho bữa ăn sáng, một lát bánh mì cho bữa trưa.

Dinh dưỡng cho trẻ từ rau

Bổ sung cho trẻ ăn nhiều loại rau khác màu như: Bông cải xanh, đậu xanh sáng, cà rốt màu cam, cà chua đỏ,…Điều này chắc chắn trẻ sẽ được nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng mà từng loại rau cung cấp.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu rau mỗi ngày: 2 – 3 muỗng canh.

Ví dụ về lượng rau hàng ngày

  • 1 muỗng canh cây bông cải xanh cho bữa ăn trưa, 1 hoặc 2 muỗng canh củ cải cho bữa ăn tối.
  • 1/4 ly nước ép cà rốt cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ, 1 muỗng canh khoai tây cho bữa ăn tối.
  • Hai hoặc ba miếng khoai lang chiên cho bữa ăn trưa, 1 muỗng canh đậu tây cho bữa ăn tối.

Bổ sung trái cây

Bố mẹ nên chọn quả tươi thay vì nước ép trái cây bởi nó có chứa chất xơ mà nước ép thì không có. Thêm vào đó, nước trái cây thường có thêm đường.

Trẻ chập chững biết đi cần 1/2 đến 3/4 ly trái cây mỗi ngày.

Một ly trái cây tương đương: 1 ly trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp; ½ chén trái cây sấy khô; ½ quả táo lớn; một trái chuối lớn; và một trái bưởi cỡ trung bình.

Ví dụ về nhu cầu trái cây hàng ngày

  • 1/4 ly nước cốt táo cho bữa ăn nhẹ, một nửa quả chuối cho bữa ăn trưa.
  • 1/4 ly nho cho một bữa ăn nhẹ và bốn quả dâu tây lớn để tráng miệng.
  • 1/4 ly táo cho bữa ăn sáng, 3/8 ly đào cho bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng.

Nguồn thực phẩm từ sữa

Khi trẻ không còn bú sữa mẹ nên cung cấp thêm sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác cho trẻ để giúp có đủ canxi và chất đạm. Trẻ em dưới 2 tuổi cần giữ nguyên việc dùng các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo. Từ năm tuổi thứ hai trở đi, trẻ có thể bắt đầu chuyển sang các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo.

Trẻ chập chững biết đi cần khoảng 1 – 1,5 ly sữa mỗi ngày.

Một ly sản phẩm từ sữa tương đương: 1 cốc sữa, sữa chua, hoặc sữa đậu nành; 42g hai lát, hoặc 1/3 ly vụn pho mát cứng; 56g phô mai đã xử lý; 1/2 chén phô mai ricotta; 2 chén phô mai cottage; 1 chén bánh pudding làm từ sữa hoặc 1,5 ly kem.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày

  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng, một lát pho mát cheddar cho bữa trưa, ½ ly sữa nguyên kem cho bữa tối.
  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng, 1/2 ly sữa chua cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ, 1/2 ly sữa nguyên chất cho bữa tối.
  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng, 1/2 ly sữa chua cho bữa trưa, 1/2 ly kem tráng miệng.

Bổ sung chất đạm

Thịt, gia cầm, hải sản, đậu và đậu Hà Lan, trứng, các sản phẩm đậu nành và các loại quả hạch và hạt là tất cả các loại thực phẩm chứa chất đạm. Bạn nên cho trẻ ăn hải sản ít nhất hai lần một tuần.

Trẻ chập chững biết đi cần khoảng 56g chất đạm mỗi ngày.

28g chất đạm tương đương: 28g thịt, cá hoặc gia cầm; một quả trứng; 1 muỗng canh bơ hạt; 1/4 chén đậu nấu chín; và 1/8 chén đậu hũ tất cả tương đương 28g chất đạm.

Ví dụ về các lượng đạm hàng ngày

  • 1 quả trứng cho bữa ăn sáng, ¼ chén đậu đen cho bữa tối.
  • 1 muỗng canh bơ đậu phộng cho bữa trưa, 28g cá ngừ cho bữa ăn tối.
  • 1 lát gà tây cho bữa trưa, 1/4 chén đậu lăng cho bữa ăn tối.

Trên đây là cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, chế độ dinh dưỡng của con còn phụ thuộc vào thể trạng và cân nặng của trẻ. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cho con.

Nguồn: yhoccongdong.com

Châu Sen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.