Nét đẹp cuộc sống dân dã, bình dị ở thành phố Vũng Tàu

Nét đẹp cuộc sống dân dã, bình dị ở thành phố Vũng Tàu
3 phút, 42 giây để đọc.

Cuộc sống văn hóa ở phố biển Vũng Tàu từ xa xưa đã là sự kết hợp, dung hòa từ nhiều yếu tố, từ nhiều vùng miền.

Nét đẹp văn hóa người dân Vũng Tàu

Nét văn hóa trong nhịp sống đời thường ở vùng biển Vũng Tàu hội tụ từ nhiều điểm đặc trưng khác nhau; tạo nên một văn hóa bản địa có nhiều nét độc đáo. Trong đó nét văn hóa biển là một phần quan trọng không thể tách rời đối với mảnh đất và người dân nơi đây. Ghé thăm Vũng Tàu, có dịp trải nghiệm, khám phá và hòa mình với cuộc sống phố biển; bạn sẽ cảm thấy đáng quý biết bao! Có lẽ trong khoảnh khắc quý giá này; bạn sẽ chẳng muốn nói lời tạm biệt mà sẽ gắn bó hoài nơi đây!

Phố biển Vũng Tàu không chỉ hấp dẫn, quyến rũ khách du kịch bởi nét đẹp thiên nhiên hữu tình; mà còn bởi vẻ đẹp văn hóa phong phú, đa dạng, ở mảnh đất này. Qua bao năm tháng, Vũng Tàu vẫn luôn là nơi lưu giữ những truyền thống được tạo nên từ nền văn hóa biển nổi bật; kết hợp cùng với văn hóa bản sứ đặc trưng. Tất cả hòa hợp tạo nên một dấu ấn văn hóa rất riêng vùng đất này.

Đền thờ là nơi thể hiện tín ngưỡng lâu đời của người dân địa phương Vũng Tàu

Từ thuở cha ông ta, người dân mảnh đất này đã sinh sống chủ yếu nhờ nghề đánh bắt thủy hải sản; họ thường lênh đênh trên biển ròng rã hàng tháng nên văn hóa và tín ngưỡng; dân gian với những lễ hội đặc biệt không thể không gắn liền với biển cả. Bên cạnh phong tục thờ Thành Hoàng và các vị thần dân gian quen thuộc ở nhiều vùng quê đất Việt ngày trước; người dân địa phương còn thờ cá Ông và cả những thần; trong lĩnh vực khác như thương nghiệp, nông nghiệp và một số thần của các dân tộc, vùng miền khác.

Đình thần Thắng Tam – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống ở phố biển Vũng Tàu

Vũng Tàu còn có những lễ hội mang đậm nét dân tộc

Lễ hội Nghinh Ông đặc sắc diễn ra hàng năm ở phố biển Vũng Tàu Lễ hội Nghinh Ông cũng được tổ chức mỗi năm; với quy mô lớn vào ngày 16-18/8 âm lịch. Lễ hội là nét đẹp văn hóa của người dân vùng biển; với những hoạt đông đặc sắc như hát bội, hát bả trạo, diễn tuồng. Lễ hội Nghinh Ông là dịp cúng thần biển để ngư dân dâng lên ý cầu nguyện ;và thể hiện tấm lòng biết ơn đối với vị cứu tinh của họ. Nghi thức tiến hành cúng tế cũng có những đan xen từ những nghi thức truyền thống cung đình và cả đền miếu.

Lễ hội Nghinh Ông vô cùng hoành tráng

Bên cạnh đó, thành phố Vũng Tàu còn có lễ hội Đức Thánh Trần, lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành; lễ hội bắn súng Thần Công và lễ hội Trùng Cử. Những lễ hội này đều được các thế hệ con cháu lưu giữ qua nhiều năm; góp phần tô điểm bản sắc dân tộc đặc sắc của phố biển. Sau khi kết thúc phần lễ, phần hội là dịp để người dân và du khách; được giải trí, vui chơi với các hoạt động đa dạng như hát hò khoan – chèo cạn, trò múa bông – mâm ngũ sắc; đua thuyền thúng, đua ghe, hát bả trạo và múa lân, múa rồng như các vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Những chiếc thuyền lênh đênh giữa biển cả mênh mông

Những con thuyền lênh đênh giữa biển khơi

Phố biển Vũng Tàu là một trong những thành phố du lịch biển cả nổi tiếng ở đất Việt; và ngày càng chuyển mình trở thành đô thị năng động, sầm uất và nhộn nhịp. Thế nhưng những làng chài vẫn còn đó bên những bờ biển sóng vỗ rì rào mặn nồng vị biển. Đến làng chài Bến Đá – Bến Đình gần ngay trung tâm thành phố Vũng Tàu trong buổi sáng tinh mơ; bạn sẽ thấy cuộc sống mộc mạc, dân dã của những người ngư dân.

Trích dẫn từ mytour.vn

Thùy Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.