Nhu cầu chất dinh dưỡng cho người già

Nhu cầu chất dinh dưỡng cho người già
5 phút, 1 giây để đọc.

Đối với người già mà nói việc ăn uống ngon miệng; ngủ sâu giấc là một điều rất khó khăn. Bởi vậy người xưa ta có câu: ” Ăn được, ngủ được là tiên”. Khi ở tuổi xế chiều cơ thể của chúng ta sẽ bị lão hóa; vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cần được cung cấp và bổ sung một cách hợ lý để đảm bảo và nâng cao sức khỏe.

Những thay đổi lớn về thể chất ở người cao tuổi?

Khi ở độ tuổi xế chiều, những biều hiện lão hóa của người cao tuổi có thể dễ dàng nhìn bằng mắt thường. Muốn biết cơ thể cần nhu cầu dinh dưỡng như thế nào trong thực đơn thì người già cần hiều rõ sự thay đổi thể chất của họ. Ăn uống ngon miệng một phần là nhờ giác quan. Khi tuổi còn trẻ, các cơ quan chức năng hoạt động tốt,. Còn khi tuổi già, hệ tiêu hóa giảm; răng bị yếu; hoạt động của hàm nhai cũng kém dần; vị giác yếu hơn dẫn tới việc ăn uống khó khăn và không còn sức hút. Ngoài ra, do các tuyến nước bọt cũng bi giảm nên hoạt khả năng tiêu hóa của nước bọt của bị giảm dần.

Do đó, thức ăn cho NCT cần phải mềm để dễ nhai nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì sẽ làm giảm mùi vị ngon của thức ăn. Trương lực và sức co bóp dạ dày cũng giảm nên dễ bị sa dạ dày; giảm bài tiết dịch vị nên tiêu hóa thức ăn kém; hay bị đầy bụng; khó tiêu sau ăn. Vì vậy, NCT không nên ăn quá no để tránh tăng gánh hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhu động ruột ở NCT cũng giảm nên dễ bị táo bón; mà táo bón kéo dài thì các vi sinh vật gây thối rữa trong ruột sẽ phát triển làm đầy hơi; mà đầy hơi lâu ngày sẽ đẩy cơ hoành lên cao gây khó thở; ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim. Đầy hơi trong bụng cũng làm giảm cảm giác thèm ăn.

Nhu cầu dinh dưỡng các chất như thế nào là hợp lý?

Nhu cầu dinh dưỡng: Đạm

Ngày nay khuyến nghị về nhu cầu đạm ở NCT là 0,75 – 0,8g/kg/ngày. Đạm từ cá dễ tiêu hóa và giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch; đặc biệt các loại cá chứa nhiều omega-3; như cá thu, cá hồi, cá ngừ. Đạm thực vật có những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe so với đạm động vật; đặc biệt liên quan với tình trạng cholesterol máu. Những nước dùng đạm đậu nành cao có tỉ lệ tử vong do tim mạch thấp hơn so với những nước ăn nhiều đạm động vật. Trong suốt 35 năm qua, nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa lượng đạm đậu nành ăn vào với giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh mãn tính. Vì vậy FDA của Mỹ đã khuyến cáo nên ăn ít nhất 25g đạm đậu nành/ngày để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch.

Nhu cầu dinh dưỡng: Đường

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính; chiếm 55 – 60% tổng năng lượng, trong đó nên dùng loại đường phức; có chỉ số đường huyết thấp. Do NCT hoạt động thể lực ít; khối cơ bắp cũng giảm khoảng 1/3 so với thời trẻ nên nhu cầu năng lượng cũng giảm bớt; chỉ khoảng 30kcal/kg/ngày . Vì thế, NCT phải ăn ít đi so với lúc còn trẻ. Nếu vẫn thấy ngon miệng và ăn quá thừa thì sẽ dễ mắc bệnh béo phì.

Thiếu men đường ruột lactase nên không thủy phân được đường lactose có trong sữa; các chế phẩm từ sữa có trong chế độ ăn; nên lactose sẽ không được hấp thu mà bị chuyển hóa bởi vi khuẩn đường ruột tạo khí; làm chướng hơi và tiêu chảy; mặc dù sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa có giá trị sinh học cao. Để có thể cải thiện khả năng dung nạp sữa hay thức ăn chế biến từ sữa, NCT nên thường xuyên ăn ya-ua, hoặc nên tránh uống sữa lúc bụng đói, mà ngược lại nên uống sữa sau khi ăn một ít gì đó, uống một lượng ít trong vài ngày đầu và sau đó tăng dần. Mỗi lần uống sữa chỉ nên dùng 1 lượng khoảng 100 – 200ml.

Nhu cầu dinh dưỡng: Mỡ

Lượng chất béo ăn vào nên giới hạn ở mức 30% hoặc thấp hơn tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa (acid béo no) nên dưới 10%. Tuy nhiên nếu hạn chế dưới mức 20% năng lượng từ béo có thể ảnh hưởng đến chất lượng chế độ ăn.

Acid béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, nước luộc thịt) làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành. Acid béo thể trans có nhiều trong mỡ, ma-ga-rin, sữa động vật ăn cỏ và thức ăn nhanh, quy trình công nghiệp chế biến ở nhiệt độ cao làm tăng cholesterol “xấu” dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nên hạn chế dưới 1% trong chế độ ăn.

Trong khi đó acid béo không no giúp làm giảm các nguy cơ nói trên. Ba loại acid béo không no chủ yếu có trong chế độ ăn là acid béo không no 1 nối đôi, acid béo không no nhiều nối đôi (omega-6 và omega-3). Các acid béo thiết yếu nên được cung cấp ít nhất 2 – 3% tổng năng lượng, nghĩa là tương đương 9 – 10g acid béo thiết yếu như acid linoleic và linolenic từ thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.

Đọc nhiều tin tức về ẩm thực dinh dưỡng hơn tại: Du lịch- Ẩm thức

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.