Đừng nên bỏ qua cách làm bánh bột lọc Huế đậm đà hương vị miền Trung

Đừng nên bỏ qua cách làm bánh bột lọc Huế đậm đà hương vị miền Trung
4 phút, 21 giây để đọc.

Từ xa xưa cho đến hiện nay; một trong những nét đẹp văn hóa của cố đô Huế không thể không nhắc đến nền ẩm thực cung đình khiến bao người phải nhớ thương. Vùng đất này được mệnh danh là thiên đường ẩm thực với vô vàng món ăn ngon miệng và đẹp mắt đã ghi dấn ấn trong nền ẩm thực quốc tế; điển hình như các món bún bò; cao lầu; mì quảng…. Bên cạnh các món ăn no; tại đây còn xứng danh là các nôi khai sinh ra các món bánh ngon độc lạ. Đặc biệt nhất là bánh bột lọc Huế; món ăn đã trải qua hết chiều dài lịch sử cung đình.

Mỗi khi ghé tham quan cố đô Huế; chỉ cần du khách dạo bước một vòng quanh dòng sông Hương; là đã có thể tìm kiếm và nếm thử món bánh thanh tao, mỏng mảnh; nép mình dưới lớp lá xanh mướt; mang hương vị đặc trưng rất dân dã như những người con ở vùng đất này. Cho nên đến Huế, ai cũng phải dành một ít thời gian để nếm thử bánh bột lọc tại các quán bình dân hay trong những nhà hàng sang trọng; nếu không thì đúng là một sự thiếu xót không hề nhỏ. Thậm chí có du khách còn mua rất nhiều loại bánh này để đem về làm quà biếu người thân và bạn bè. Âu cũng là một việc dễ hiểu vì khó có ai là không phải lòng món ăn thấm đượm tình nghĩa quê hương cơ chứ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh bột lọc Huế

Bột lọc: 500 gram

Đường cát trắng: 2 muỗng canh

Muối tinh: 1 thìa cà phê

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Nước lọc: 450 gram

Tôm nõn: 400 gram

Thịt ba chỉ: 300 gram

Nước mắm: 2 muỗng canh

Dầu điều: 5 muỗng canh

Tiêu xay: 1 thìa cà phê

Lá chuối: 500 gram

Các làm bánh bột lọc Huế đậm đà thơm ngon

Sơ chế nguyên liệu

Tôm: Bạn cắt râu, loại bỏ đầu rồi mang rửa sạch, vớt ra rá để ráo. Nếu là tôm to, bạn đem thái thành hạt lựu, còn tôm nhỏ thì giữ nguyên.

Thịt ba chỉ: Đem cạo sạch bì, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ dài tầm 8 – 10cm, to cỡ đầu đũa.

Lá chuối: Dùng khăn ướt lau sạch lớp bụi rồi mang đi chần qua nước sôi trong chừng 5 phút rồi vớt ra ngâm với nước lạnh cho lá đỡ giòn để dễ cuốn. Sau đó, lau khô rồi xé lá thành nhiều miếng nhỏ, có kích thước khoảng 10×12 cm.

Xé một ít thành sợi để làm dây buộc.

Làm nhân

Bước 1: Đun sôi một ít dầu rồi cho thịt ba chỉ và tôm đã được sơ chế vào xào săn. Sau đó, cho muối, nước mắm, tiêu, đường vào đảo đều rồi nêm nếm cho vừa miệng.

Bước 2: Khi hỗn hợp chuyển màu vàng cánh gián và các nguyên liệu đã chín, bạn tắt bếp và đợi nhân nguội.

Làm vỏ bánh

Bước 1: Cho 500 gram bột lọc với 450 gram nước lọc, 1 thìa cà phê muối, 2 muỗng canh đường và 1 muỗng canh dầu ăn vào chung một nồi, khuấy đều cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau.

Bước 2: Đặt nồi hỗn hợp trên lên bếp đun sôi với mức lửa liu riu. Vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều đến khi bột đặt dẻo lại thì dừng, tắt bếp và đợi bột nguội bớt.

Gói bánh

Bước 1: Trải lá chuối ra một mặt phẳng sạch, mặt nhẵn ở phía trên để tiếp xúc với bánh, mặt gân úp xuống dưới tiếp xúc với mặt phẳng.

Bước 2: Múc 1 muỗng bột vào giữa lá, trải bột thành hình tròn có đường kính khoảng 2 đốt ngón tay rồi cho nhân vào chính giữa.

Bước 3: Gấp 2 mép lá chuối rồi gấp mí, gói cho lá chuối bao quanh bột bánh thành 1 khối trụ. Sau đó, lật cho mép lá quay xuống phía dưới.

Bước 4: Tiếp tục gấp chính giữa mặt trên của bánh, 2 đầu lá rồi xếp sang 2 bên ngược chiều nhau để tạo cho chiếc bánh gù lên. Sau đó, gấp 2 đầu mép lá xuống dưới để tạo thành hình thỏi vàng.

Bước 5: Cuối cùng, dùng những dây lá chuối để cố định hình dạng bánh.

Hấp bánh

Bước 1: Đổ nước vào nồi hấp rồi bắc lên bếp đun sôi.

Bước 2: Khi nước sôi lớn, bạn xếp bánh gọn gàng vào xửng hấp rồi đậy kín nắp và hấp bánh trong khoảng 20 – 25 phút là đã có thể đem bánh ra thưởng thức được rồi.

Khi dọn bánh ra mời cả nhà thưởng thức, bạn nhớ làm một chén nước mắm để ăn cùng cho bánh thêm đậm đà. Nếu dùng không hết, bạn có thể cho bánh vào ngăn mát của tủ lạnh. Hôm sau, trước khi dọn ra ăn, chỉ cần bạn hấp bánh lại trong khoảng 20 phút.

Theo danang.huongnghiepaau

Kim Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.